5 Cách kiểm soát chi tiêu trong dịp tết – Đơn giản mà hiệu quả
Kiểm soát chi tiêu là hoạt động quản lý quá trình sử dụng tiền bạc, tài chính trong sinh hoạt để tránh các phát sinh không cần thiết và làm phá vỡ hạn mức chi phí đã được lên kế hoạch chi tiêu như ban đầu.
Có được kế hoạch chi tiêu tết hợp lý sẽ giúp bạn thoải mái đón tết và bảo vệ ví tiền của mình hiệu quả. Với quan điểm: mỗi năm chỉ có mấy ngày tết đã khiến cho việc giới hạn chi tiêu cũng dễ dàng bị phá vỡ và nằm ngoài kiểm soát. Vậy làm thế nào để có thể kiểm soát tốt việc chi tiêu trong dịp tết? Và nên kiểm soát ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Bạn có thêm tham khảo: Ứng dụng đầu tư – tích lũy thông minh TOPI
Mục lục
1. Đặt giới hạn cho tổng chi tiêu
Trong chi tiêu ngày tết nói riêng và trong chi tiêu sinh hoạt nói chung, các khoản chi tiêu đều cần nên lập ra giới hạn nhất định cho tổng chi tiêu. Hãy cân nhắc và tính toán kỹ tổng thu nhập của gia đình cũng như mức độ ưu tiên của từng khoản. Có thể chia ra như sau:
Chi phí chi tiêu Tết chung của gia đình
Cả nhà cần thống nhất về mục tiêu tài chính và các khoản chi tiêu chung cho gia đình. Đồng thời, cần tính toán những khoản chi phí cần thiết và người thực hiện chi tiêu. Từ đó đưa ra tổng hạn mức chi tiêu chung cho cả nhà.
Chi phí chi tiêu ngày Tết riêng của các thành viên
Tùy theo thực trạng của mỗi gia đình mà việc tính toán này sẽ khác nhau. Hạn mức chi tiêu cho những thành viên trưởng thành sẽ bao gồm nhiều chi phí hơn như: đi lại, giao tiếp, quan hệ xã hội. Còn những thành viên còn trong độ tuổi đi học thì sẽ được tính toán tùy theo nguồn tiền của gia đình.
Cách chi tiêu hợp lý trong dịp tết 2023
2. Lên kế hoạch và hạn mức cho từng khoản
Việc lên kế hoạch cho từng khoản cần chi sẽ giúp chúng ta mua đúng – mua đủ, hạn chế sự lãng phí không cần thiết mà vẫn đảm bảo được nguồn tiền của gia đình trong mức kiểm soát. Đó cũng là một cách chi tiêu thông minh giúp bạn kiểm soát chi tiêu trong mỗi dịp tết.
Không khí lễ hội với những cảm xúc được tác động từ xung quanh sẽ làm chúng ta cũng tất bật theo để Tết được sung túc – đủ đầy mà không nghĩ đến việc phá vỡ ngân sách tài chính gia đình gây ra stress và áp lực. Tại sao chúng ta không quẳng gánh lo đi và đón nhận một cái Tết đơn giản mà ấm áp.
Hãy hạn chế việc mua sắm theo cảm hứng; Khi mua sắm cần phải có kế hoạch và cần lên danh sách cụ thể những món thật sự cần mua. Không nên chiều cảm hứng của bản thân và các thành viên khác một cách quá mức và nên cắt giảm những chi phí không cần thiết như bày biện quá nhiều đồ trang trí hay mua sắm quá nhiều đồ ăn gây lãng phí.
Kế hoạch tài chính cá nhân thành công, quản lý tài chính một cách hợp lý
3. Xây dựng thói quen chi tiêu thông minh
Kế hoạch và thói quen quản lý chi tiêu cần phải được thực hiện một cách đều đặn và lâu dài để mang lại kết quả tốt nhất. Nó không chỉ bột phát tức thời trong dịp Tết mà cần phải thực hiện hàng ngày. Theo các chuyên gia, thói quen này sẽ được bồi đắp và bổ sung mỗi ngày thông qua những hành động như:
Sống đơn giản hơn, hài lòng với những gì mình đang có và luôn cố gắng để mỗi ngày đều cảm thấy được hạnh phúc, lạc quan hơn trong suy nghĩ mà không phải tự tạo stress cho bản thân mình để bắt kịp theo những nhu cầu về vật chất của cuộc sống.
Biết cách nói “KHÔNG” với những điều bất hợp lý để từ chối trước những tác động từ khách quan (nhu cầu cần được giúp đỡ hay vay mượn của bạn bè, người quen) hay chủ quan (những ham muốn, cảm hứng sở hữu đồ đạc xa xỉ,…)
Biết tiết kiệm từ những điều nhỏ nhất. ” Đại phú do thiên – Tiểu phú do cần” – nếu chúng ta biết chăm chỉ làm việc, biết tiết kiệm từ những việc đơn giản hàng ngày thì cuộc sống của mỗi chúng ta sẽ ổn định và an toàn hơn về tài chính
Lên kế hoạch cho từng bữa ăn trong tuần và những chi phí cố định cần chi tiêu. Ghi lại những món đồ cần phải mua, chỉ rõ số lượng cho từng loại để tránh chi tiêu những thứ không cần thiết.
4. Mua sắm thông minh
Mỗi dịp Tết các nhãn hàng sẽ tung ra các chương trình khuyến mãi giảm giá và rất nhiều những ưu đãi để kích cầu trong mùa lễ hội.
Tuy nhiên, không phải món đồ sale nào cũng tốt và đảm bảo chất lượng. Để tránh lãng phí tiền bạc bạn nên lên danh sách những món cần mua để tránh sa đà trước khi mang về nhà. Hãy dành thời gian tham khảo review và so sánh mức giá của các cửa hàng trước khi “săn sale” thay vì mua hàng một cách mò mẫm.
Khi lựa chọn, hãy chỉ nên mua đủ dùng để tránh lãng phí và mua hàng tốt để tránh những rắc rối phát sinh khi sử dụng mà có thể khiến bạn mất thêm tiền và khó chịu trong ngày Tết.
Cắt giảm chi tiêu mua sắm không cần thiết để đảm bảo được ngân sách tài chính gia đình.
Kiểm soát chi tiêu hay hiểu đơn giản là làm chủ chi tiêu của bản thân, gia đình chính là con đường ngắn nhất để giúp bạn đạt đến ngưỡng tự do tài chính.
Mua sắm thông minh, quản lý chi tiêu hợp lý
5. Hạn chế tiệc tùng quá nhiều
Những bữa tiệc cuối năm hay đầu năm trong ngày Tết là dịp để mọi người tổng kết năm cũ và chào đón năm mới. Tuy nhiên, việc tiệc tùng quá nhiều cũng sẽ dần đến việc hao hụt ngân sách chi tiêu của bản thân, gia đình một khoản không hề nhỏ.
Nếu bạn không kiểm soát được việc nói “không” và “có” với những bữa tiệc thì bạn sẽ không thể kiểm soát được chi tiêu.
Hãy xem xét bữa tiệc nào nên có mặt và bữa tiệc nào nên từ chối. Bữa tiệc nào cần cho mối quan hệ gia đình, xã hội, làm ăn và bữa tiệc nào chỉ đơn thuần là xã giao không cần thiết phải tham dự.
Xem thêm tại: Quản lý tài chính cá nhân là gì? Bí quyết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Để mỗi mùa Tết luôn là mùa hạnh phúc, ấm áp và tiết kiệm, trên đây là 5 cách kiểm soát chi tiêu trong dịp tết – Đơn giản mà hiệu quả mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Hi vọng rằng, với những kinh nghiệm này, bạn sẽ có cho mình những cách chi tiêu hợp lý nhất trong dịp Tết để vừa kiểm soát được tài chính cho bản thân và gia đình vừa đón tết vui vầy, đầy đủ nhất. Khotien.net luôn cùng bạn đồng hành trong con đường đến với tự do tài chính.