7+ cách sử dụng thẻ ATM gắn chip thông minh, bảo mật
Cách sử dụng thẻ ATM gắn chip sẽ có nhiều điểm khác biệt hơn so với thẻ băng từ, tuy nhiên người dùng vẫn cần quan tâm tới vấn đề bảo mật để sử dụng thẻ được an toàn. Sau đây Vega Fintech sẽ cùng bạn tìm hiểu 7 cách sử dụng thẻ ATM gắn chip thông minh, bảo mật để các bạn yên tâm hơn khi sử dụng thẻ.
Mục lục
Bảo vệ tiền trong thẻ ATM gắn chip cần chú ý gì?
Điểm đáng chú ý và cũng là quan trọng nhất, đó là bạn tuyệt đối không được đưa thẻ ATM của mình cho người khác mượn nhờ rút hộ tiền hoặc cho biết mật khẩu thẻ của mình. Gần đây, tin nhắn lừa đảo về các giao dịch ngân hàng khá tràn lan, mọi người không nên bấm vào những link lạ ngay cả ở tin nhắn giả mạo của các ngân hàng.
Mật khẩu thẻ không nên đặt là ngày sinh của bản thân, số điện thoại hay số CMND/CCCD gắn chip. Bạn cũng nên chủ động dùng các mật khẩu khác nhau cho các loại thẻ và tránh trùng lặp với mật khẩu các tài khoản mạng xã hội để tránh việc lộ thông tin dẫn đến mất tiền trong ATM.
Cách thanh toán an toàn với thẻ ATM gắn chip
Thẻ ATM gắn chip có một con chip điện tử được gắn trước thẻ, con chip này sẽ chứa các thông tin đã được mã hóa của chủ thẻ. Vì thông tin của chủ thẻ đã được mã hóa dưới dạng một dãy kí hiệu kiểu hệ nhị phân của máy tính nên sẽ tăng cường độ bảo mật của thông tin được tốt hơn.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên cẩn thận vì tội phạm và lừa đảo chiếm đoạt ngày càng tinh vi hơn. Khi đến cây rút tiền hoặc máy POS có hỗ trợ Contactless, bạn nên ưu tiên dùng tính năng này, chỉ cần chạm thẻ lên máy POS hoặc là cây ATM, giúp hạn chế sự tiếp xúc qua tay của người khác lên thẻ và hạn chế đưa thẻ cho người khác.
Cẩn trọng khi tiến hành giao dịch trực tuyến
Khi giao dịch trực tuyến hoặc thanh toán online, bạn nên:
Không trả lời các email lạ và không bấm vào các đường link không rõ ràng hoặc yêu cầu nhập thông tin cá nhân, thông tin thẻ hay mã xác thực.
Nên gõ địa chỉ của ngân hàng điện tử chính thức trực tiếp vào trình duyệt khi giao dịch trực tuyến, không nên bấm vào các đường link được gửi qua email hay các tin nhắn lạ.
Chỉ mua sắm, thanh toán trực tuyến tại những website uy tín, chính thức của các ngân hàng và các đơn vị bán hàng online, bán hàng trực tuyến đáng tin cậy có giao thức bảo mật https. Trong bất kì trường hợp nào, bạn tuyệt đối không cung cấp các thông tin đăng nhập và pass bảo mật qua các mạng xã hội (Facebook, Zalo…).
Giữ bí mật thông tin các dịch vụ ngân hàng. Tuyệt đối không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP, mã PIN thẻ ATM cho bất kỳ ai, kể cả khi họ tự xưng là nhân viên ngân hàng.
Hạn chế sử dụng mạng wifi công cộng để đăng nhập các tài khoản đặc biệt là tài khoản ngân hàng, luôn thoát khỏi các dịch vụ và ứng dụng của ngân hàng liên kết với dịch vụ ngân hàng điện tử cũng như các website thương mại điện tử ngay sau khi hoàn thành phiên giao dịch.
Đăng ký sử dụng dịch vụ SMS Banking
Để cập nhật nhanh, đầy đủ nhất tình trạng tài khoản ngân hàng của mình, chủ tài khoản nên đăng ký dịch vụ SMS Banking của ngân hàng được cung cấp về số điện thoại. Nếu có bất cứ biến động nào đáng ngờ như rút tiền liên tục, ngân hàng sẽ nhắn tin nhắn thông báo đến chủ tài khoản ngay lập tức. Từ đó, bạn có thể phát hiện sớm các truy cập rút tiền trái phép trong tài khoản của mình và có các biện pháp xử lý kịp thời.
Lưu ý: Phí đăng ký đăng ký dịch vụ SMS Banking của mỗi ngân hàng là khác nhau. Bạn nên liên hệ với ngân hàng cung cấp để biết chính xác nhất.
Không để lộ thông tin bảo mật, mật khẩu thẻ
Đối với mật khẩu truy cập dịch vụ ngân hàng điện tử, Email cá nhân, bạn tuyệt đối không đặt mật khẩu quá dễ đoán và có liên quan tới giấy tờ cá nhân, cần thay đổi thường xuyên và không nên sử dụng các tính năng lưu mật mã để đăng nhập tự động cho các lần sau vì người khác có thể đăng nhập nếu bạn bất cẩn.
Bạn cần tạo cho mình thói quen thường xuyên thay đổi mật khẩu pass đăng nhập Internet Banking, cũng như mã PIN thẻ ATM gắn chip khi rút tiền ở cây ATM.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý khi rút tiền tại cây ATM nên dùng bàn tay để che bàn phím, đồng thời kiểm tra kỹ khe đút thẻ hay bàn phím xem có bị lỏng lẻo hay gắn các thiết bị lạ không.
Cách bảo quản thẻ ATM gắn chip an toàn
Để bảo quản thẻ ATM gắn chip, bạn lưu ý không để thẻ chip gần các vật sắc nhọn có thể làm gãy, rách thẻ như dao kéo và bảo quản chúng trong ví mềm để tránh hư hỏng chip. Không bẻ, uốn cong thẻ ATM vì có thể làm sai lệch các thông tin do chip có các mạch điện tử bên trong.
Bảo quản thẻ ở nơi ở nhiệt độ thường vì thẻ được cấu tạo từ nhựa cứng nên có thể nhanh hư hỏng nếu ở nơi có nhiệt độ quá cao.
Cách khóa tài khoản thẻ ATM gắn chip
Trường hợp bạn bị mất thẻ hay bị lấy cắp ATM gắn chip cũng chủ động báo ngân hàng khóa thẻ theo các cách sau để tránh trường hợp bị xâm hại lợi ích cá nhân.
Cách 1. Bạn đến quầy giao dịch ngân hàng cấp thẻ gần nhất để yêu cầu nhân viên ngân hàng đóng tài khoản thẻ chip của bạn.
Cách 2. Sử dụng máy ATM để đóng tài khoản thẻ ATM cũng là một phương pháp dễ thực hiện và nhanh chóng.
Cách 3. Khóa tài khoản thẻ chip bằng cách đăng nhập vào Internet Banking là cách hiện đại, nhanh chóng và được sử dụng phổ biến hiện nay. Tiết kiệm được thời gian đi lại, chỉ cần vài thao tác trên điện thoại là có thể hoàn thành được yêu cầu.
Cách 4. Gọi tổng đài để yêu cầu khóa tài khoản thẻ ATM gắn chip cũng là cách tiện lợi thường được sử dụng.
Hiện nay, các ngân hàng đều đã chuyển đổi sang sử dụng thẻ ATM gắn chip vì sự tiện lợi và độ an toàn của nó, tuy nhiên để tránh bị mất thông tin cá nhân và bị xâm hại tài khoản thẻ ATM, các bạn cũng nên lưu ý những cách sử dụng thẻ như trên để có thể yên tâm sử dụng thẻ một cách an toàn hiệu quả nhất.