Lịch sử giá cổ phiếu SBS và các thông tin nhà đầu tư cần biết

Lịch sử giá cổ phiếu SBS và các thông tin nhà đầu tư cần biết

Sau phiên tăng mạnh vào tháng 10/2022, giá cổ phiếu SBS giữ vững phong độ đến thời điểm hiện tại. Chính vì thế nhiều người chơi có ý định đầu tư mã cổ phiếu này trong dài hạn. Nếu bạn cũng đang muốn đầu tư vào cổ phiếu SBS thì hãy tìm hiểu về lịch sử giá và những thông tin liên quan tới mã cổ phiếu này nhé.

Những thông tin chung về cổ phiếu SBS

Cổ phiếu SBS được phát hành bởi Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. Saccombank-SBS được thành lập vào tháng 9 năm 2006 với vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Đến tháng 8/2007, vốn điều lệ đã tăng lên 1.100 tỷ và trở thành công ty Chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất tại nước ta vào thời điểm đó. Vào ngày 28/4/2014, cổ phiếu SBS chính thức được niêm yết trên sàn UPCoM.

Hiện nay, khối lượng cổ phiếu được niêm yết là 126.600.000 cổ. Trong đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín chiếm 20.200.000 cổ (15,95%), Cổ đông La Mỹ Phượng nắm 9.983.610 cổ (7,88%).

Những thông tin chung về cổ phiếu SBS

Mã cổ phiếu SBS được niêm yết trên sàn UPCoM từ năm 2014

Lịch sử giá cổ phiếu SBS qua các thời kỳ

Sau khi lên sàn, giá cổ phiếu SBS ghi nhận nhiều đợt giảm mạnh liên tiếp. Đến tháng 4/2014, giá cổ phiếu SBS duy trì trạng thái “đi ngang” trước khi bật tăng trở lại vào tháng 10/2020.

Theo thống kê, giá cổ phiếu SBS cao nhất vào ngày 5/7/2010, đạt 42.000 đồng/cổ. Thấp nhất vào ngày 28/8/2020, chạm ngưỡng 900 đồng/cổ. Có thể thấy được, mức chênh lệch giá của mã cổ phiếu này tương đối lớn.

Lịch sử giá cổ phiếu SBS qua các thời kỳ

Nhà đầu tư nên nghiên cứu lịch sử giá cổ phiếu SBS trước khi giao dịch

Có nên đầu tư vào cổ phiếu SBS không?

Giá cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là chiến lược kinh doanh và bộ máy của doanh nghiệp. Vậy nên, ngoài nghiên cứu lịch sử giá cổ phiếu SBS, bạn nên tìm hiểu những thông tin về tình hình kinh doanh, chiến lược của công ty trước khi quyết định đầu tư.

Tình hình kinh doanh của CTCP SBS

Trong năm 2020, doanh thu của CTCP Chứng khoán SBS đạt 90,16 tỷ đồng, tăng khoảng 34,07% so với cùng kỳ năm ngoái (đạt 67,25 tỷ đồng). Bên cạnh đó, theo báo cáo hoạt động kinh doanh, lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2019, đạt mức 1,15 tỷ đồng (năm 2019, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 190 triệu đồng).

Cuối năm 2020, ghi nhận tổng tài sản của công ty đạt mức 564,7 tỷ đồng, tăng mạnh so với đầu năm là 435,33 tỷ đồng. Trong đó, các khoản nợ ngắn hạn của công ty ghi nhận tăng 56% từ 229,3 tỷ đồng lên đến 357,6 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty không ghi nhận nợ dài hạn. CTCP Chứng khoán SBS cũng nhận định vấn đề tài chính và xử lý các khoản nợ của công ty đều đã được xử lý tốt.

Năm 2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của CTCP Chứng khoán SBS lần lượt ở mức 221 tỷ đồng và 9,3 tỷ đồng, tăng gấp nhiều lần năm 2020.

Cần bao nhiêu tiền để đầu tư cổ phiếu SBS 

Hiện nay, theo quy định trên sàn UPCoM thì nhà đầu tư chỉ được phép mua tối thiểu 100 cổ phiếu/lần mua. Với giá cổ phiếu SBS trong ngày 18/10/2022 là 6.1000 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư cần bỏ ra chi phí ít nhất là 610.000 đồng/lần mua.

Mức chi phí này không quá lớn nên gần như nhà đầu tư nào cũng có thể bỏ ra. Thêm vào đó, nhà đầu tư cũng có thể mua cổ phiếu này theo hình thức lướt sóng để kiếm lợi từ chênh lệch giữa giá của các phiên giao dịch.

Cần bao nhiêu tiền để đầu tư cổ phiếu SBS

Giá cổ phiếu SBS hiện nay là bao nhiêu?

Định hướng phát triển của CTCP Chứng khoán SBS

Định hướng phát triển của doanh nghiệp sẽ quyết định đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp về lâu dài. Đặc biệt, các mảng kinh doanh như Môi giới, Đầu tư, Tư vấn sẽ tiếp tục được phát triển theo thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty và bối cảnh chung của thị trường.

Các chương trình chăm sóc cũng như tư vấn cho nhà đầu tư của SBS sẽ được đẩy mạnh nhằm cung cấp nhiều tiện ích ra thị trường và thúc đẩy doanh số. Trên cơ sở kết quả kinh doanh đạt được từ những năm trước, SBS vẫn tiếp tục nhiệm vụ duy trì và giữ vững ổn định các hoạt động, đảm bảo an toàn hệ thống.

Như vậy, xét về chiến lược và định hướng kinh doanh lâu dài thì nhà đầu tư nếu đang có nguồn tiền rảnh rỗi thì có thể đầu tư vào cổ phiếu SBS. Thêm vào đó, mức giá hiện tại của mã cổ phiếu này cũng vừa sức, đặc biệt là những f0 chứng khoán, có thể nhân cơ hội kiếm lời và học hỏi kinh nghiệm thực chiến.

Hy vọng những chia sẻ về cổ phiếu SBS trên đây sẽ giúp nhà đầu tư có thêm thông tin trước khi đặt lệnh mua, bán mã cổ phiếu này. Truy cập vào Khotien.net hàng ngày để tham khảo nhiều kiến thức tài chính hay, bổ ích từ chuyên gia nhé!

Xem thêm: Đầu tư cổ phiếu là gì? Kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu cho người mới

Quach Thao