Biên lợi nhuận là gì? Cách tính biên lợi nhuận cho nhà đầu tư

Biên lợi nhuận là gì? Cách tính biên lợi nhuận cho nhà đầu tư

Để doanh nghiệp có thể đánh giá được một cách đúng đắn về hướng phát triển cũng như toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp thì họ thường sử dụng đại lượng “biên lợi nhuận”. Nhờ biên lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể biết được khả năng sinh lời của sản phẩm, biên lợi nhuận càng lớn thì nghĩa là sản phẩm này có khả năng thu lại lời càng cao và ngược lại.

Có 4 loại biên lợi nhuận: Lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận hoạt động. Mức ổn định của hệ số biên lợi nhuận ròng cũng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Thường thì các doanh nghiệp quản lý nguồn vốn tốt sẽ đạt được mức lợi nhuận ròng cao.

Biên lợi nhuận là gì?

Biên lợi nhuận (tiếng Anh: Profit Margin, Net Margin, Net Profit Ratio hoặc Net Profit Margin) còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận ròng được hiểu là mức chênh lệch giữa giá bán của sản phẩm với chi phí sản xuất cộng chi phí tiêu thụ của nó.

Biên lợi nhuận được tính theo tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận ròng chia cho tổng doanh thu.

Những yếu tố ảnh hưởng đến biên lợi nhuận có: Chi phí vật tư nguyên vật liệu, lãi vay phát sinh, chi phí thuế và lao động.

Biên lợi nhuận trong đầu tư

Biên lợi nhuận trong đầu tư

Trong kinh tế vi mô, các doanh nghiệp luôn mong muốn sản xuất đến khi chi phí biên bằng doanh thu biên, tức là lúc lợi nhuận biên bằng 0. Ở môi trường cạnh tranh hoàn hảo, giá bán sẽ được đẩy xuống bằng chi phí biên, suy ra không có lợi nhuận biên.

Tuy nhiên thực tế thì không như thế, các công ty thường chỉ hoạt động dưới công suất tối đa để có thể đẩy mạnh sản xuất trong những giai đoạn tăng đột biến về nhu cầu của người tiêu dùng. Các cấp quản lý của công ty không thể xác định được chi phí biên cũng như doanh thu biên mà chỉ có thể dựa vào sự ước tính để đưa ra quyết định.

Ý nghĩa của biên lợi nhuận

Nhờ biên lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể biết được khả năng sinh lời của sản phẩm, biên lợi nhuận càng lớn thì nghĩa là sản phẩm này có khả năng thu lại lời càng cao và ngược lại.

Khi biên lợi nhuận thấp thì tức là sản phẩm này không khả thi, có thể kéo theo rủi ro về doanh số bán hàng, dẫn đến khả năng lãi không đủ để bù lỗ.

Tùy từng quy mô, định hướng, chiến lược của từng doanh nghiệp mà biên lợi nhuận cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, việc so sánh biên lợi nhuận giữa các doanh nghiệp cùng ngành không mang lại quá nhiều hiệu quả vì quy trình hoạt động cũng như quy mô của mỗi bên là khác nhau.

 Biên lợi nhuận là mức đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Biên lợi nhuận là mức đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Đặc điểm của biên lợi nhuận

Biên lợi nhuận cho biết số tiền được tạo ra khi kết thúc quá trình sản xuất thêm một sản phẩm. Bởi vậy nên chỉ số này ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất. Tùy thuộc vào cơ cấu chi phí và quy mô mà lợi nhuận có thể tăng hoặc giảm dù doanh nghiệp vẫn phát triển mạnh.

Biên lợi nhuận là một chỉ số về chiến lược định giá của doanh nghiệp và mức độ kiểm soát chi phí trong sản xuất kinh doanh. 

Do chiến lược phát triển sản phẩm cùng sản phẩm đi kèm làm cho biên lợi nhuận giữa các công ty thay đổi theo chiều hướng khác nhau.

Những đặc điểm của mức biên lợi nhuận

Những đặc điểm của mức biên lợi nhuận

Các loại biên lợi nhuận

Có 4 loại biên lợi nhuận mà nhà đầu tư cần phải biết: Lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận hoạt động.

Lợi nhuận gộp (tiếng Anh: Gross Profit Margin) – là tỷ suất lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về khi lấy doanh thu trừ đi tổng giá vốn hàng hóa. Áp dụng chỉ số này cho từng sản phẩm hàng hóa sẽ giúp công ty thiết lập được chính sách giá sao cho phù hợp nhất.

Lợi nhuận ròng (tiếng Anh: Net Profit Margin) – là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp thu được từ mỗi đồng doanh thu. Nó cũng là cơ sở xác định khả năng sinh lời của chính doanh nghiệp đó. Biên lợi nhuận ròng càng cao thì tỷ lệ sinh lời của doanh nghiệp càng cao, rủi ro sẽ càng thấp và ngược lại. Khi thấy lợi nhuận ròng thấp thì doanh nghiệp cần cân nhắc lại các chi phí sản xuất (vật liệu, dây chuyền sản xuất, vận chuyển…) để tối ưu hóa biên lợi nhuận ròng để giảm thiểu rủi ro.

Lợi nhuận trước thuế (tiếng Anh: Earnings Before Tax) – là tổng lợi nhuận thu được từ những hoạt động kinh doanh sản xuất, lợi nhuận tài chính và các lợi nhuận phát sinh khác.

Lợi nhuận hoạt động (tiếng Anh: Operating Profit Margin) – cơ sở đánh giá việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành công hay thất bại.

5. Cách tính biên lợi nhuận

Lợi nhuận gộp GPM = (Doanh thu – Giá vốn hàng hóa) x 100/Doanh thu

Lợi nhuận ròng NPM = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu x 100%

Lợi nhuận trước thuế EBT = Tổng doanh thu – (Tổng chi phí cố định + Tổng chi phí phát sinh)

Lợi nhuận hoạt động OPM = EBT/Doanh thu bán hàng

Cách tính biên lợi nhuận

Cách tính biên lợi nhuận nhanh và chính xác

Biên lợi nhuận ròng bao nhiêu là đủ?

Mỗi ngành sẽ có đặc điểm kinh doanh và cơ cấu vốn khác nhau. Vì vậy, để nhận biết được lợi nhuận ròng có đủ tốt hay không thì nên so sánh với đối thủ cùng ngành.

Mức ổn định của hệ số biên lợi nhuận ròng cũng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế nữa. Thường thì các doanh nghiệp quản lý nguồn vốn tốt sẽ đạt được mức lợi nhuận ròng cao.

Hệ số biên lợi nhuận ròng bị giảm thường do mức tăng lợi nhuận sau thuế thấp hơn mức tăng trưởng của doanh thu.

Nguyên nhân trong đó có thể là chi phí bán hàng và quản lý tăng hơn cả sự tăng trưởng của doanh thu, hoặc ảnh hưởng từ khoản thuế phải đóng.

Xét theo góc độ nhà đầu tư, một doanh nghiệp tốt là khi họ có hệ số biên lợi nhuận ròng cao hơn hệ số biên lợi nhuận ròng trung bình của toàn ngành. Ngoài ra, nếu chi phí doanh nghiệp càng giảm (theo chiều hướng hiệu quả) thì hệ số biên lợi nhuận ròng sẽ càng cao.

Với những thông số từ biên lợi nhuận, các doanh nghiệp có thể xem xét đưa ra các phương án phù hợp nhất để phát triển sản xuất kinh doanh, giảm thiểu rủi ro cũng như thu về kết quả tốt nhất có thể. Với những thông tin mà TOPI mang đến, mong rằng chúng tôi đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích nhất. Khotien.net chúc bạn thành công!

Phạm Hằng

Một trong những content nhiều năm trong lĩnh vực tài chính. Có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, tổng hợp các thông tin mới nhất, nhanh nhất của thị trường tài chính Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Với mong muốn mang lại cho độc giả những thông tin bổ ích về thị trường cũng như những biến đổi của tài chính trong nước một cách nhanh và chính xác nhất