Nợ tín dụng là gì? Hậu quả mà nợ tín dụng mang lại cho khách hàng

Nợ tín dụng là gì? Hậu quả mà nợ tín dụng mang lại cho khách hàng
Nợ tín dụng mang lại nhiều hậu quả nghiệm trọng về tài chính

Hiện nay việc mở thẻ tín dụng rất phổ biến và được nhiều sử dụng bởi tính tiện lợi, đơn giản cũng như tối ưu mà nó mang lại. Tuy nhiên nhiều người cũng mắc phải những sai lầm khi sử dụng thẻ tín dụng, dẫn tới tính trạng mang nợ xấu, nợ tín dụng.

Một chiếc thẻ tín dụng hoặc khoản vay tín dụng có thể sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên, khoản vay này cũng có nguy cơ trở thành gánh nặng tài chính nếu bạn vô tình vay phải mức lãi suất cao, có thu nhập không ổn định và không có một kế hoạch chi trả hợp lý. Nếu muốn giải quyết những khoản nợ xấu sớm thì bạn nên xem xét  về mức lãi suất, phí phát sinh và thu nhập hàng tháng trước khi quyết định hình thức trả nợ tín dụng sao cho phù hợp

Khi bạn sử dụng các dịch vụ vay tín dụng của các ngân hàng hay các tổ chức tài chính thì sẽ phải tiếp xúc nhiều với khái niệm “nợ tín dụng” và “dư nợ tín dụng”. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé!

Nợ tín dụng là gì?

Bạn có thể hiểu nôm na, nợ tín dụng là khoản ngân hàng và các tổ chức tài chính kê vào lịch sử tín dụng của bạn khi bạn vay của các tổ chức này từ nhiều nguồn như thẻ tín dụng, các sản phẩm vay tín dụng, vay vốn, vay tín chấp,…

Nợ tín dụng, dự nợ tín dụng là gì?
Nợ tín dụng là gì?

Sau khi bạn thanh toán dần các khoản nợ này, phần nợ còn lại sẽ được gọi là dư nợ tín dụng. Cho tới khi bạn thanh toán hết, dư nợ tín dụng sẽ bằng 0. Dư nợ tín dụng sẽ là căn cứ để các tổ chức tài chính đánh giá uy tín của bạn.

Phân loại các nhóm nợ tín dụng

Tất cả thông tin vay nợ và thanh toán của bạn sẽ được ghi nhận tại CIC – Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia. Khi đó, CIC sẽ tổng hợp lại tất cả quá trình vay – thanh toán của bạn thành một lịch sử tín dụng. Dựa vào lịch sử tín dụng, CIC sẽ phân bạn thành 5 loại nợ tín dụng:

Nhóm 1: Dư nợ đủ chuẩn

Các khoản nợ được thanh toán trong hạn.

Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.

Phân loại các nhóm nợ tín dụng
Các nhóm nợ tín dụng

Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý:

Các khoản nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày.

Các khoản nợ được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán.

Nhóm 3: Khoản dư nợ dưới tiêu chuẩn

Các khoản nợ quá hạn từ 30 – 90 ngày.

Các khoản nợ dù đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn quá hạn dưới 30 ngày.

Các khoản nợ được miễn lãi hoặc giảm lãi do không đủ khả năng trả lãi.

Nhóm 4: Khoản nợ nghi ngờ mất vốn

Các khoản nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày.

Các khoản nợ dù đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn quá hạn 30 – 90 ngày.

Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 2.

Khoản nợ nghi ngờ mất vốn
Khoản nợ nghi ngờ mất vốn

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (Nợ xấu)

Các khoản nợ quá hạn hơn 180 ngày.

Các khoản nợ dù đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn quá hạn trên 90 ngày.

Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 2 nhưng vẫn quá hạn.

Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 3 trở lên.

Dựa vào những thông tin trên, bạn sẽ tự biết được bản thân đang thuộc nhóm mấy. Nếu bạn đang ở nhóm 2 trở xuống thì hãy nhanh chóng cải thiện tình trạng ngay.

Hậu quả của việc nợ tín dụng

Khi bạn bắt đầu quá hạn các khoản nợ tín dụng, ngân hàng sẽ chỉ nhắc nhở “nhẹ” bằng phí phạt trả chậm khoảng 5-6% số tiền bạn nợ. Tuy nhiên, nếu bạn ngày càng nợ nhiều hoặc nợ quá hạn lâu để rơi vào nhóm 3 trở lên thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng và dài lâu. Cụ thể là:

– Không có cơ hội tiếp cận vốn hay phát sinh thêm bất kỳ khoản vay ở tất cả các ngân hàng, tổ chức tài chính hợp pháp, có uy tín.

– Không được sử dụng thẻ tín dụng
– Dù bạn có thanh toán đầy đủ sau khi quá hạn một thời gian quá lâu đi nữa, muốn vay tín dụng lại sẽ rất khó khăn để các tổ chức tài chính duyệt hồ sơ. Sẽ mất khoản thời gian dài mới có thể được gỡ “nợ xấu”
– Có nguy cơ bị mất tài sản đảm bảo như tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng nếu bạn không chi trả đầy đủ khoản vay.

Và còn rất nhiều hậu quả khác ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sự nghiệp của bạn sau này. Vì thế, khi sử dụng nguồn vốn ngân hàng, hãy cố gắng thanh toán đầy đủ trong kỳ hạn. Nếu bạn nợ tốt thì lợi ích sẽ nhân lên rất nhiều lần. Hy vọng, bài viết trên khotien.net giúp các bạn hiểu thêm về cách sử dụng thẻ Tín Dụng và cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích!

Phạm Hằng

Một trong những content nhiều năm trong lĩnh vực tài chính. Có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, tổng hợp các thông tin mới nhất, nhanh nhất của thị trường tài chính Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Với mong muốn mang lại cho độc giả những thông tin bổ ích về thị trường cũng như những biến đổi của tài chính trong nước một cách nhanh và chính xác nhất