Thị trường khối ngoại rút vốn- Thị trường ngày càng khó khăn
Thị trường ngày càng khó khăn khi khối ngoại rút vốn, dòng tiền ngoại ngày càng khan hiếm. Điều này là cho thị trường tài chính Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Tìm hiểu chi tiết về khối ngoại bạn nhé!
Mục lục
Khối ngoại là gì?
Khối ngoại có thể là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và các quỹ đang sở hữu cổ phiếu tại thị trường chứng Việt Nam. Khối ngoại được coi là chất xúc tác cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Đầu tư nước ngoài có thể được thực hiện bởi các cá nhân, nhưng thường là từ các công ty và tập đoàn có tài sản lớn muốn mở rộng phạm vi hoạt động của họ.
Tìm hiểu về room ngoại
Những giao dịch của khối ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được thống kê số liệu. Điều này giúp giới hạn được số cổ phiếu sở hữu, từ đó khái niệm room ngoại ra đời.
Room ngoại (được tính theo phần trăm) là tỷ lệ cổ phiếu tối đa các nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu. Pháp luật Việt Nam có quy định rõ về tỷ lệ này nhằm tránh rủi ro nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp Việt.
Tổng mức sở hữu cổ phần (room) của các nhà đầu tư nước ngoài ở từng ngành sẽ khác nhau. Cụ thể về room ngoại tại các doanh nghiệp: tỷ lệ sở hữu của khối ngoại trong ngành ngân hàng là 30%, và các ngành khác là 49%.
Khối ngoại liên tục bán ròng
Lũy kế, từ tháng 5 đến hết tuần đầu tháng 9, khối ngoại bán ròng 12.000 tỷ đồng. Nếu tính từ đầu năm, khối ngoại đã ghi nhận bán ròng 5.103 tỷ đồng tính từ đầu năm 2023. Tỷ trọng giá trị giao dịch của khối ngoại hồi phục lên mức 8,0% so với mức 7,2% hồi tháng 7.
Các quỹ ETFs đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam ghi nhận rút ròng gần 4,5 nghìn tỷ đồng trong tháng 8/2023 và đây là giá trị rút ròng mạnh nhất theo tháng trong hơn 2 năm trở lại đây. Diễn biễn rút ròng này không quá bất ngờ bởi trên toàn cầu, xu hướng dòng tiền bị rút ra khỏi các quỹ ETFs đầu tư vào cổ phiếu để chuyển sang các quỹ trái phiếu trở nên phổ biến hơn khi lợi suất trái phiếu Mỹ liên tiếp chạm đỉnh thời gian gần đây.
Lũy kế 8T2023, dòng tiền đổ vào các quỹ ETFs đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam vẫn đang ở trạng thái dương hơn 2,8 nghìn tỷ đồng, nhưng đã giảm đáng kể so với mức 7,3 nghìn tỷ đồng lũy kế đến cuối tháng 7/2023.
Dòng vốn ngoại có xu hướng chảy khỏi Việt Nam trong bối cảnh tỷ giá VND đang phải chịu áp lực cũng như đà tăng mạnh vừa qua của thị trường chứng khoán kích hoạt động thái chốt lời của nhà đầu tư ngoại.
Mong rằng, những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ hữu ích với bạn. Hãy cùng tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích để có những quyết định đầu tư sáng suốt bạn nhé!