Bảo hiểm khoản vay là gì? Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc không?

Bảo hiểm khoản vay là gì? Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc không?
Bảo hiểm khoản vay

Bảo hiểm khoản vay luôn được ngân hàng, tổ chức tài chính tư vấn cho khách hàng của họ, vậy bảo hiểm khoản vay là gì? Bảo hiểm khoản vay chi trả trong trường hợp nào và có bắt buộc hay không? Nếu mua bảo hiểm thì số tiền phải đóng là bao nhiêu? Cùng KHOTIEN tìm hiểu chi tiết nhé.

1. Bảo hiểm khoản vay là gì?

Bảo hiểm khoản vay là số tiền khách hàng bỏ ra để mua bảo hiểm cho khoản vay của mình tại ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Có 2 hình thức vay phổ biến hiện nay chính là vay tín chấp và vay thế chấp, từ đó mà có 2 loại bảo hiểm khoản vay tương ứng.

Bảo hiểm khoản vay là gì?
Bảo hiểm khoản vay được nhiều người lựa chọn

2. Vai trò của bảo hiểm khoản vay

Rất nhiều người khi nhắc tới bảo hiểm khoản vay đều cảm thấy không cần thiết, đặc biệt với hình thức vay tín chấp (không cần tài sản) nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Dù là vay tín chấp hay thế chấp thì cũng đều tồn tại những rủi ro khó mà lường trước được, khi rủi ro xảy ra thì công ty bảo hiểm sẽ thay khách hàng trả nợ.

Nếu nói mua bảo hiểm mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, vậy thì bảo hiểm khoản vay chi trả trong trường hợp nào?

– Bảo hiểm khoản vay thế chấp sẽ chi trả cho các tài sản bạn đem ra thế chấp như nhà cửa, ô tô, xe máy, sổ hộ khẩu,… nếu không may gặp sự cố.

– Bảo hiểm khoản vay tín chấp để đảm bảo khoản vay của bạn sẽ không bị tổ chức tín dụng không bị xếp vào nợ xấu. Nó tương tự như bảo hiểm tính mạng, chỉ khi người đứng tên trên bảo hiểm bị nguy hại tới sinh mệnh hay bị thương tật nặng thì bên bảo hiểm mới đứng ra chịu trách nhiệm.

Vai trò của bảo hiểm khoản vay
Bảo hiểm khoản vay có tác dụng gì?

Nhìn chung, bảo hiểm khoản vay đóng vai trò như một cầu dù che mưa, bảo vệ người vay khỏi những sự cố bất ngờ và đảm bảo cả lợi ích cho ngân hàng. Chính vì vậy mà đa số các ngân hàng, tổ chức tín dụng đều tư vấn cho khách hàng hiểu và mua bảo hiểm khoản vay.

3. Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc không?

Có thể trong quá trình tư vấn dịch vụ cho khách hàng, nhân viên không giải thích rõ nên nhiều người mới lầm tưởng rằng bảo hiểm khoản vay là bắt buộc.

Quy chế cho vay và quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước không quy định khách hàng phải mua bảo hiểm cho khoản vay của mình. Vậy nên bảo hiểm khoản vay không bắt buộc; đây chỉ là thỏa thuận giữa người vay với bên cho vay dựa trên cơ sở tự nguyện.

Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc không?
Có bắt buộc phải mua bảo hiểm khoản vay hay không?

Những thỏa thuận này phải phù hợp với quy định pháp luật về bảo hiểm, từ đó đảm bảo khách hàng sẽ được bù đắp 1 phần hoặc toàn bộ tổn thất trong phạm vi bảo hiểm. Theo đó, phí bảo hiểm của các tổ chức tín dụng cũng khác nhau.

Trong trường hợp khách hàng không mua bảo hiểm khoản vay trực tiếp của công ty bảo hiểm mà mua qua ngân hàng (trường hợp ngân hàng làm đại lý bảo hiểm) thì việc thu phí phải tuân theo quy định tại khoản 4, Điều 3 Thông tư liên tịch số 6/2014/TTLT-BTC-NHNNVN.

4. Cách tính bảo hiểm khoản vay

Như đã tìm hiểu thì bảo hiểm khoản vay sẽ là thỏa thuận giữa người vay và bên cho vay; theo đó mà mỗi ngân hàng sẽ có mức phí quy định là khác nhau. Thông thường sẽ là 3%/năm – 6%/năm trên số tiền gốc mà khách hàng đăng ký vay.

Giả sử như bạn vay 20 triệu đồng tại ngân hàng, mức phí là 5%; như vậy thì số tiền bảo hiểm khoản vay sẽ là: 20.000.000 x 5% = 1.000.000 đồng.

Cách tính bảo hiểm khoản vay
Hướng dẫn cách tính bảo hiểm khoản vay nhanh nhất

Một lưu ý nhỏ mà người vay cần nắm được chính là tùy vào tổ chức tín dụng mà bạn sẽ nhận đủ hoặc không đủ khoản vay của mình.

Ví dụ: Vẫn số tiền vay là 20 triệu đồng, số tiền bảo hiểm khoản vay là 1 triệu đồng.

– Trong trường hợp không nhận đủ: Ngân hàng sẽ ghi nhận số tiền khách hàng vay là 20 triệu đồng; số tiền bảo hiểm khoản vay được tính luôn trong tổng số tiền vay. Thực tế khách hàng sẽ nhận về 19 triệu đồng.

– Trong trường hợp nhận đủ: Ngân hàng sẽ ghi nhận số tiền khách hàng vay là 21 triệu đồng (bao gồm 20 triệu tiền vay gốc và 1 triệu tiền bảo hiểm khoản vay), thực tế khách hàng sẽ nhận đúng 20 triệu tiền vay của mình.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bảo hiểm cho khoản vay; chắc hẳn qua bài viết thì bạn đọc đều hiểu được bảo hiểm khoản vay có tác dụng gì và chi trả cho những trường hợp nào rồi. Chi phí cho bảo hiểm không quá lớn nên khách hàng; hãy cân nhắc mua để bảo vệ bản thân khỏi các rủi ro sau này.

Đừng quên truy cập vào KHOTIEN để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức tài chính, ngân hàng hữu ích nhé.

Phạm Hằng

Một trong những content nhiều năm trong lĩnh vực tài chính. Có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, tổng hợp các thông tin mới nhất, nhanh nhất của thị trường tài chính Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Với mong muốn mang lại cho độc giả những thông tin bổ ích về thị trường cũng như những biến đổi của tài chính trong nước một cách nhanh và chính xác nhất