Giải pháp bớt căng thẳng tài chính dịp cuối năm cho gia đình trẻ

Giải pháp bớt căng thẳng tài chính dịp cuối năm cho gia đình trẻ

Tài chính cuối năm là vấn đề được nhiều gia đình trẻ quan tâm bởi phải cân đối làm sao giữa chi tiêu với số tiền đang có để đảm bảo được một cái tết trọn vẹn mà không bị cháy túi. Làm sao để Tết đầy đủ, vui vẻ, ấm áp gia đình hai bên nội ngoại mà không bị áp lực quá nhiều về tài chính? Cùng TOPI tìm hiểu thêm trong phần dưới đây nhé!

1. Tài chính cuối năm – nỗi lo của nhiều gia đình trẻ

“Càng lớn càng sợ Tết” là tâm lý của nhiều người khi đối mặt với vô vàn nỗi lo và các khoản cần chi tiêu khi Tết Nguyên đán cận kề. Đặc biệt là với những bạn trẻ mới lập gia đình chưa có nhiều kinh nghiệm sắm sửa, chi tiêu và chưa có nhiều kinh nghiệm tính toán, vẫn đang phải nỗ lực vun vén vì một cái Tết trọn vẹn.

Trải qua một năm 2022 nhiều biến động, tài chính của các cặp vợ chồng trẻ cũng ảnh hưởng ít nhiều. Không ít gia đình hiện đại mong muốn ăn một cái Tết “tối giản”, chỉ mua những thứ cần thiết, không mua lãng phí và hạn chế tối đa những khoản không quá quan trọng.

Tài chính cuối năm - nỗi lo của nhiều gia đình trẻ

Nổi lo tài chính dịp cuối năm của các gia đình trẻ

Tuy nhiên, theo chia sẻ của nhiều cặp vợ chồng mới cưới, những thứ chắc chắn cần phải chuẩn bị cho dịp tết bao gồm đồ thờ cúng truyền thống, mâm ngũ quả, các loại thực phẩm nấu cỗ Tết, quà biếu 2 bên nội ngoại, lì xì cho trẻ nhỏ và người thân và chi phí đi lại di chuyển nếu phải về quê xa.

Khác với hồi còn độc thân, các gia đình trẻ mối lo nay đã tăng lên gấp đôi, vì quà cáp phải tính toán cho cả hai bên nội ngoại, có gia đình rồi chuyện lì xì, biếu quà tết cho người thân cũng trở nên nặng nề hơn.

Bên cạnh đó, tết là dịp để sum họp gia đình quây quần bên nhau. Nhiều người có tâm lý đó nên khi mua sắm, chuẩn bị cho dịp này hay rơi vào tình trạng “vung tay quá trán”. Kết quả là tiêu xong khoản này lại thiếu tiền hay bị lẹm sang tiền cho các dự định khác.

Để tránh rơi vào tình trạng trên, các gia đình trẻ cần hoạch định chi tiêu rõ ràng. Tốt nhất bạn cần có danh sách các đồ sẽ phải mua dịp Tết chuẩn bị trước, cùng số lượng tiền bạn có thể bỏ ra cho nó cũng như cân đối các khoản cần chi tiêu với số tiền bạn kiếm được để tránh việc chi tiêu quá tay.

2. Cách đánh bay nỗi lo tài chính dịp tết đến

Phân loại và sắp xếp các khoản cần chi dịp cuối năm

Trong quản lý tài chính nói chung, việc phân bổ chi tiêu hợp lý là điều vô cùng quan trọng. Khi việc phân loại càng chi tiết và cụ thể rõ ràng, bạn càng dễ dàng quản lý dòng tiền của mình hơn.

Một trong những cách đơn giản và phổ biến là bạn hãy sắp xếp những khoản chi tiêu của mình theo mức độ cần thiết.

Phân loại và sắp xếp các khoản cần chi dịp cuối năm

Lên kế hoạch cho những khoản chi tiêu cuối năm một cách rõ ràng

Đặc biệt trong dịp cuối năm, bạn cần chi nhiều khoản khác nhau, vì vậy việc sắp xếp, tính toán các khoản sao cho phù hợp là điều cực kỳ cần thiết với các gia đình trẻ. Bạn có thể tham khảo cách phân chia tài chính khác nhau với “khoản chi thiết yếu”. Ví dụ, nhu cầu ăn uống, di chuyển, quà biếu… sẽ được ưu tiên hàng đầu. Tiếp theo đó là các “khoản chi đầu tư” cho các mục tiêu đầu tư khác và tích lũy cho tương lai. Cuối cùng mới tính đến các “khoản chi cá nhân” như mua sắm, giải trí, hay đi du lịch,…

Tập trung vào những khoản chi cần thiết dịp tết

Sau khi sắp xếp các khoản chi theo mức độ cần thiết cũng như sự ưu tiên của từng loại, điều tiếp theo là bạn sẽ cần phải tính toán toàn bộ các khoản chi tiêu của mình. Hãy cắt giảm tối đa những khoản không thực sự cần thiết như cho các nhu cầu cá nhân, đảm bảo rằng những gì bạn chi cho nhu cầu của gia đình bạn đầy đủ chứ không hoang phí.

Ví dụ, các bạn có thể hạn chế việc mua sắm quá nhiều hoặc hạn chế việc đi ăn hàng và chăm chỉ nấu ăn tại nhà, hạn chế tụ tập ăn uống liên hoan.

Thay vào đó, hãy chỉ tập trung vào những chi phí thiết yếu như tiền mua thực phẩm, đồ thiết yếu và các khoản tiền phải chi như tiền biếu gia đình, đi lại…

Lên kế hoạch tài chính sớm ngay từ đầu năm

Đừng để “nước đến chân mới nhảy” – để đến cuối năm mới bắt đầu lo về tài chính. Thay vào đó, bạn cần lên kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm hợp lý ngay từ khoảng thời gian trước đó. Bạn có thể chia mức chi tiêu theo tuần, ghi chú rõ ràng để dễ dàng kiểm soát chi tiêu.

Lên kế hoạch tài chính sớm ngay từ đầu năm

Lên kế hoạch tài chính ngay từ đầu năm sẽ giúp gia đình bạn giảm bớt căng thẳng

Bên cạnh đó, để lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả hơn ngày tết, vợ chồng bạn nên công khai thu nhập hàng tháng với nhau. Việc minh bạch thu nhập sẽ khiến hai bạn có lòng tin ở đối phương, đồng thời có được tổng thu nhập để lên kế hoạch chi tiêu cụ thể.

Luôn có ngân sách cho cuối năm một cách phù hợp

Đây là yếu tố quan trọng nhất mà các gia đình trẻ cần chú ý trong tất cả các nguyên tắc đã kể trên. Bởi rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lý không phải là chuyện ngày một ngày hai mà đó là cả một quá trình lâu dài tích lũy.

Bạn hãy tập thay đổi từ những thói quen nhỏ và đơn giản nhất như: giảm bớt tiền mua đồ ăn vặt, tiền mua quần áo, mỹ phẩm hoặc uống cà phê mỗi ngày, hay tiền đi nhậu với bạn bè… Việc tạo ra ngân sách còn giúp các bạn có thể có được khoản tiền tích lũy để đầu tư hoặc để tiết kiệm cho tương lai, tránh lãng phí hiệu quả.

Các chuyên gia khuyên rằng chỉ nên sử dụng tối đa 50% tổng thu nhập trung bình tháng và tiền thưởng Tết để chi tiêu dịp Tết, số còn lại hãy sử dụng để tích lũy và đầu tư, ví dụ lựa chọn TOPI để tích lũy với lãi suất cao, hoặc lựa chọn đầu tư với các hạng mục đa dạng tại Khotien.net và hướng tới tự do tài chính một cách thông minh.

Ngoài ra, bạn có thể lên kế hoạch tài chính ngay trên ứng dụng đầu tư và tích lũy TOPI. Tại đây, khách hàng có thể tham gia các khoản đầu tư vàng, chứng chỉ quỹ hay tích lũy tài chính với rất nhiều những hạn mức và lãi suất hấp dẫn.

Xem thêm: Quản lý tài chính cá nhân là gì? Bí quyết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Thịnh Phước