Tín dụng thương mại là gì? So sánh tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng

Tín dụng thương mại là gì? So sánh tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng
Thông tin cơ bản về tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại được xem như 1 thành phần không thể thiếu đối với nền kinh tế phát triển như hiện nay. Đối với mỗi cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng tiền nhưng năng lực tài chính có hạn thì chắc chắn tín dụng thương mại được coi như 1 công cụ hỗ trợ đắc lực. Vậy chúng ta nên hiểu khái niệm này như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu về bản chất, đặc điểm của tín dụng thương mại và so sánh với tín dụng ngân hàng xem có gì khác biệt nhé.

1. Tín dụng thương mại là gì?

Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với nhau thông qua hình thức mua bán chịu hàng hóa. Đây là quan hệ tín dụng giữa các nhà sản xuất – kinh doanh được thực hiện theo hình thức mua, bán chịu hàng hóa.

Cụ thể, bên bán sẽ chuyển giao quyền sử dụng vốn tạm thời cho bên mua trong 1 khoảng thời gian nhất định đã được 2 bên thỏa thuận thống nhất. Khi đến thời hạn, bên mua có trách nhiệm hoàn lại vốn cho bên bán kèm theo phần lãi phát sinh khi bên mua mượn của bên bán.

Chúng ta cũng có thể hiểu đơn giản rằng bên bán chịu chính là bên cho vay và bên mua chịu sẽ là bên vay, bên vay sẽ được phép sử dụng toàn bộ số vốn này sau 1 thời gian mới hoàn trả lại cho bên vay (bán chịu).

Để hiểu hơn về khái niệm nay, chúng ta sẽ lấy một ví dụ về tín dụng thương mại ở Việt Nam như sau: Doanh nghiệp xây dựng A cần 10.000 bao xi măng từ doanh nghiệp B để sử dụng nhưng chưa xoay được vốn. B cho A mua chịu toàn bộ số xi măng này trong 1 năm với điều kiện phải trả lãi suất kèm theo khi mua chịu. Như vậy thì mối quan hệ giữa A và B chính là tín dụng thương mại.

Tín dụng thương mại là gì?
Tín dụng thương mại là thành phần cần có trong mối quan hệ sản xuất kinh doanh

2. Đặc điểm và bản chất của tín dụng thương mại

2.1 Đặc điểm

Dựa vào khái niệm vừa tìm hiểu thì chúng ta có thể thấy được đặc điểm của tín dụng thương mại chính là:

– Vốn cho vay có thể là hàng hóa hoặc một bộ phận của vốn sản xuất chuẩn bị được chuyển hóa thành tiền chứ chưa phải tiền nhàn rỗi.

– Bên cho vay và bên đi vay đều trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa.

– Khối lượng tín dụng phụ thuộc vào tổng giá trị của lượng hàng hóa mang ra mua bán chịu.

2.2 Bản chất

Bản chất của tín dụng thương mại chính là hình thức mua bán chịu hàng hóa, bên cho vay chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng lượng hàng hóa của mình cho người đi vay, bên mua chịu sử dụng số vốn này trong 1 thời gian và hoàn trả cả gốc và lãi theo thỏa thuận.

Tín dụng thương mại ra đời là yêu cầu khách quan trong nền kinh tế hàng hóa, với nhu cầu cần hàng hóa, vốn tạm thời của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất nhưng chưa có đủ.

Với hình thức này thì người bán được lợi là tiêu thụ hàng hóa nhanh chóng, nhận được lợi tức còn người mua thì có được hàng hóa để đảm bảo dây chuyền sản xuất diễn ra liên tục.

Đặc điểm và bản chất của tín dụng thương mại
Bản chất của mối quan hệ tín dụng thương mại

3. So sánh giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng

3.1 Giống nhau

Tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại giống nhau ở các điểm sau:

– Đều là quan hệ tín dụng: Tức là sử dụng vốn lẫn nhau dựa trên nguyên tắc hoàn trả vốn và lãi, dựa trên hình thức 1 bên cấp tín dụng cho bên kia.

– Đều phục vụ cho quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa, từ đó thu về lợi nhuận

– Đều có công cụ lưu thông

3.2 Khác nhau

 Tín dụng thương mạiTín dụng ngân hàng
Bản chấtLà quan hệ tín dụng giữa những người sản xuất, kinh doanh dưới hình thức mua bán chịu hàng hóaLà quan hệ giữa ngân hàng, tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp, cá nhân đi vay
Chủ thểGiữa các doanh nghiệp với nhauPhải có ngân hàng/tổ chức tài chính và các bên đi vay khác
Mục đíchPhục vụ nhu cầu sản xuất, thúc đẩy lưu thông, tạo điều kiện để mở rộng các mối quan hệ hợp tác, kinh doanh sau nàyNhận lãi từ bên đi vay
Đối tượngĐối tượng của tín dụng thương mại chính là hàng hóa bị mua bán chịuChủ yếu là tiền
Tính chấtTrực tiếp giữa các bên với nhau, thường là có quen biết và dựa trên sự tin tưởngGián tiếp thông qua ngân hàng, tổ chức tài chính
Thời hạnNgắn hạn, theo thỏa thuậnNgắn, trung và dài hạn
Quy môBị hạn chế, thường sẽ vận động theo chu kỳ sản xuất nên thời gian sẽ ngắnQuy mô lớn, độc lập với chu kỳ sản xuất
Chi phí sử dụng vốnKhông mất chi phí, nếu có thì rất ít (một số trường hợp còn được hưởng chiết khấu nếu trả sớm)Chi phí sử dụng vốn được thể hiện trên lãi vay
Hình thức thể hiệnHợp đồng trả chậm, giấy cam kết (do bên bán và bên mua tự lập)Đa dạng và phong phú: Hợp đồng tín dụng, thỏa thuận cho vay,.. (thường do bên ngân hàng lập ra)

Như vậy thông qua so sánh tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng ta cũng thấy được sự khác biệt của 2 hình thức này. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng nên không thể đánh giá được đâu là hình thức tín dụng tốt nhất, chỉ có những loại tín dụng phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân, doanh nghiệp mà thôi.

4. Các loại tín dụng thương mại phổ biến

Các loại tín dụng thương mại phổ biến
2 hình thức tín dụng thương mại phổ biến

– Tín dụng thương mại tự do: Là loại tín dụng diễn ra trong thời gian mà bên bán đang thực hiện chiết khấu cho loại hàng hóa bán ra.

– Tín dụng thương mại có chi phí: Là loại tín dụng mà khi giao dịch mua bán không nằm trong thời gian được hưởng chiết khấu, bên mua sẽ phải trả bằng phần trăm chiết khấu hàng hóa.

Với những chia sẻ phía trên về tín dụng thương mại thì chúng tôi mong rằng bạn đọc có thể hiểu hơn về hình thức này. Để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích về lĩnh vực tài chính, kinh tế thì đừng quên theo dõi trang của chúng tôi thường xuyên nhé!

Phạm Hằng

Một trong những content nhiều năm trong lĩnh vực tài chính. Có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, tổng hợp các thông tin mới nhất, nhanh nhất của thị trường tài chính Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Với mong muốn mang lại cho độc giả những thông tin bổ ích về thị trường cũng như những biến đổi của tài chính trong nước một cách nhanh và chính xác nhất